• 9 năm trước
Cô bé Lọ Lem

Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé rất xinh xắn. Mẹ cô bé mất sớm khi cô còn nhỏ, cha cô lấy vợ mới. Mẹ kế của cô rất xấu tính, bà cũng có 2 cô con riêng cũng xấu tính như mẹ vậy
Hàng ngày cô bé phải làm mọi việc trong nhà rất vất vả, từ lau ống khói, quyét dọn nhà cửa và các công việc nặng nhọc khác. Người cô bé lúc nào cũng lấm lem đầy bụi đất nên họ gọi cô là Cô bé Lọ Lem.
Một hôm, Hoàng tử mời các cô gái trong vương quốc đến dự vũ hội, ai cũng vui mừng, cả hai cô chị xấu tính cũng chuẩn bị để đi dự vũ hội. Cô bé Lọ Lem cũng muốn đi, nhưng hai cô chị xấu tính cười nhạo cô. Bà dì ghẻ bắt Cô bé Lọ Lem ở nhà, cọ sàn nhà thật sạch, bóng loáng lên.
Buổi vũ hội đã đến, bà dì ghẻ và hai cô con gái đi trảy hội, bỏ lại Cô bé Lọ Lem ở nhà một mình, cô gái buồn lắm, tủi thân ngồi khóc.
Bỗng nhiên, có một ánh sáng lóe lên, một bà tiên có khuôn mặt hiền hậu và cây đũa thần xuất hiện.
Cô bé Lọ Lem hỏi “Bà là ai vậy?”
“Ta chính là bà tiên đỡ đầu cho con đây”, bà tiên đáp, “con hãy nín khóc đi, ta sẽ giúp con đến dự vũ hội”
Nhưng con không có quần áo đẹp để mặc, làm sao con đến vũ hội được?
Bà tiên mỉm cười, vung đũa thần lên biến quả bí ngô thành một cỗ xe rất đẹp, và biến 6 chú chuột nhắt thành 6 con tuấn mã, còn một con chuột nữa biến thành người đánh xe ngựa.
Bà vung đũa thần lên lần nữa, và bộ quần áo rách rưới của Cô bé Lọ Lem biến thành một bộ váy dạ hội lộng lẫy, khiến cô trông rất xinh đẹp.
Bà nói “trông con xinh đẹp như một nàng công chúa vậy, hãy vui chơi thỏa thích nhưng con nhớ phải về nhà trước 12 giờ đêm, lúc ấy phép thuật sẽ biến mất”.
Cô bé Lọ Lem đáp lại “cảm ơn mẹ đỡ đầu rất nhiều, con sẽ không quên đâu ạ”, rồi cô hạnh phúc lên đường tới lâu đài dự vũ hội.
Tại vũ hội, Cô bé Lọ Lem là cô gái xinh đẹp nhất, đến cả hai cô chị cũng không nhận ra cô. Các cô gái khác ghen tị với Cô bé Lọ Lem vì hoàng tử chỉ khiêu vũ với một mình cô trong suốt buổi tối.
Cô bé Lọ Lem rất vui đến mức quên cả thời gian, khi đồng hồ điểm 12 tiếng cô mới nhớ ra lời dặn của bà tiên đỡ đầu, vội vã ra về. Khi chạy khỏi lâu đài, cô vội quá đánh rơi một chiếc giầy pha lê.
Hoàng tử đã đem lòng yêu cô gái lạ mặt chàng gặp ở lễ hội, nên lệnh cho người hầu đến tất cả các gia đình trong vương quốc để thử chiếc giầy pha lê cho các cô con gái, ai vừa chiếc giầy này sẽ được kết hôn với hoàng tử. Khi người hầu đến nhà Cô bé Lọ Lem, hai cô chị đòi thử giầy nhưng không có cách nào nhét chân vừa vào chiếc giầy được cả.
Cô bé Lọ Lem cũng thử giầy, và khi cô xỏ chân vào, chiếc giầy vừa chân cô ngay lập tức. Hoàng tử đón Cô bé Lọ Lem về và tổ chức lễ cưới rất to. Từ đó hai cô chị không làm phiền cô được nữa.
----------------
Phân tích tính cách Cô bé Lọ Lem
Hiền dịu, kiên trì, nhẫn nại
Dù sống cùng dì ghẻ và hai cô chị xấu tính, trải qua những năm tháng vất vả, làm việc nhà từ sáng đến tối nhưng Cô bé Lọ Lem vẫn chấp nhận và không hề phản kháng. Chính thái độ sống lạc quan ấy đã giúp Cô bé Lọ Lem tồn tại một cách ổn thỏa. Trong một số phiên bản truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem khác, mỗi ngày Cô bé Lọ Lem đều ra thăm mộ của mẹ cô ba lần và cầu khấn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình. Quả thật đây là một cô bé hiếu thảo.
Từ giấc mơ thành hiện thực
Hoàn cảnh đáng thương của Cô bé Lọ Lem đã làm bà Tiên xúc động, chính vì thế khi Cô bé Lọ Lem ngồi khóc vì không được đi dự lễ hội, bà Tiên đã hiện ra và giúp cho Cô bé Lọ Lem có quần áo mới, có cỗ xe ngựa và người đánh xe để đi dự lễ hội và làm cho Hoàng tử đắm say. Sau đó vì quá vội để về nhà trước 12:00 đêm mà Cô bé Lọ Lem đã đánh rơi chiếc giày pha lê. Hoàng tử vì quá yêu Cô bé Lọ Lem mà đã sai quân hầu đi từng nhà trong vương quốc để thử giày và cuối cùng Hoàng tử đã tìm ra Cô bé Lọ Lem và cưới nàng làm vợ, để rồi họ có cuộc sống hạnh phúc bên nhau.
Và như vậy, các bạn lại thấy, một kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích một lần nữa lặp lại trong câu chuyện cổ tích Cô bé Lọ Lem, đó là các nhân vật "chậm chạp" và "yếu thế, thiệt thòi" cuối cùng đã dành chiến thắng trong "cuộc đua".

Được khuyến cáo