Trao đổi với phóng viên về vụ việc này, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng QH khóa 13 cho rằng: không thể một người làm được việc này, chắc chắn phải có một nhóm người...
Cho biết "rất bất ngờ" khi Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố điểm thi THPT trong đó Hà Giang là địa phương có nhiều điểm cao chót vót. Ông không khỏi băn khoăn khi những trung tâm giáo dục lớn như TP Hà Nội, HCM và một số đô thị kết quả không cao, nhưng Hà Giang, một tỉnh miền núi điểm lại cao bất thường.
“Sau này tôi mới biết thông tin có người trong hội đồng chấm thi trong ngành giáo dục của tỉnh Hà Giang đã can thiệp vào kết quả điểm thi. Rõ ràng hành vi này có biểu hiện vi phạm pháp luật. Pháp luật quy định không cho phép ai được tự động nâng điểm và sửa điểm hoặc làm lộ đề thi để làm cho kết quả thi bị sai lệch. Điều này khiến không phản ánh khách quan trung thực kết quả thi đối với một số học sinh, của trường đó, hay của cả ngành giáo dục của tỉnh đó”, ông Lê Như Tiến bày tỏ.
Một lần nữa, ông Tiến nhấn mạnh, “đây là hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt hành vi sửa điểm, can thiệp vào không chỉ một bài thi mà đến hàng trăm bài thi. Điều này làm cho việc đánh giá kết quả chất lượng đào tạo sai lệch đi”.
Hành động sửa điểm này theo ông Tiến đáng “phải xử lý thật nghiêm để răn đe cho các trường hợp khác hay ở các kỳ thi khác”. Bởi hành vi này phản ánh sự không trung thực với cấp trên, không trung thực với chính kết quả đào tạo của ngành mình.
“Việc làm này để lại hệ lụy vô cùng lớn, các em các cháu có thể nghĩ mình không cần học, không cần tập trung nâng cao kiến thức mà chỉ cần mối quan hệ nào đó là điểm đã cao ngất ngưởng. Tôi được biết là trong những năm vừa qua, kết quả sai lệch hoặc chưa hợp lý hoặc chưa thỏa mãn thì phụ huynh học sinh, bản thân phụ huynh học sinh làm đơn phúc tra, có khi chỉ được điều chỉnh ¼, đến ½ điểm là cùng chứ không bao giờ có chuyện sửa đến hàng gần chục điểm như thế này. Nó gây mất niềm tin rất lớn không chỉ đối với phụ huynh học sinh mà ngay chính các em”.
Vị nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục TTN & NĐ cũng không quên nhấn mạnh rằng, hành động này vô tình “vẽ đường cho hươu chạy” để các tỉnh thành khác “học tập”. Hơn nữa, việc gian dối trong thi cử không chỉ đơn thuần là bệnh thành tích, mà còn là vấn đề lợi ích nhóm. “Đằng sau việc nâng điểm, sửa điểm chắc chắn là lợi ích”, ông Lê Như Tiến bày tỏ.
Theo ông Tiến, quy trình thi, chấm thi rất chặt chẽ do đó ông cho rằng “không thể một người làm được việc này. Chắc chắn phải có một nhóm người hoặc một hệ thống người thực hiện. Do đó, đã đến lúc các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải vào cuộc điều tra rốt ráo tìm cho ra manh mối đường dây làm việc này nhằm lấy lại niềm tin trong xã hội và lấy lại sự công bằng cho phụ huynh và các em học sinh. Nếu cơ quan của tỉnh không làm được đến nơi đến chốn thì tôi đề nghị cơ quan cấp trên vào cuộc…”, ông Lê Như Tiến đề xuất.
Cho biết "rất bất ngờ" khi Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố điểm thi THPT trong đó Hà Giang là địa phương có nhiều điểm cao chót vót. Ông không khỏi băn khoăn khi những trung tâm giáo dục lớn như TP Hà Nội, HCM và một số đô thị kết quả không cao, nhưng Hà Giang, một tỉnh miền núi điểm lại cao bất thường.
“Sau này tôi mới biết thông tin có người trong hội đồng chấm thi trong ngành giáo dục của tỉnh Hà Giang đã can thiệp vào kết quả điểm thi. Rõ ràng hành vi này có biểu hiện vi phạm pháp luật. Pháp luật quy định không cho phép ai được tự động nâng điểm và sửa điểm hoặc làm lộ đề thi để làm cho kết quả thi bị sai lệch. Điều này khiến không phản ánh khách quan trung thực kết quả thi đối với một số học sinh, của trường đó, hay của cả ngành giáo dục của tỉnh đó”, ông Lê Như Tiến bày tỏ.
Một lần nữa, ông Tiến nhấn mạnh, “đây là hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt hành vi sửa điểm, can thiệp vào không chỉ một bài thi mà đến hàng trăm bài thi. Điều này làm cho việc đánh giá kết quả chất lượng đào tạo sai lệch đi”.
Hành động sửa điểm này theo ông Tiến đáng “phải xử lý thật nghiêm để răn đe cho các trường hợp khác hay ở các kỳ thi khác”. Bởi hành vi này phản ánh sự không trung thực với cấp trên, không trung thực với chính kết quả đào tạo của ngành mình.
“Việc làm này để lại hệ lụy vô cùng lớn, các em các cháu có thể nghĩ mình không cần học, không cần tập trung nâng cao kiến thức mà chỉ cần mối quan hệ nào đó là điểm đã cao ngất ngưởng. Tôi được biết là trong những năm vừa qua, kết quả sai lệch hoặc chưa hợp lý hoặc chưa thỏa mãn thì phụ huynh học sinh, bản thân phụ huynh học sinh làm đơn phúc tra, có khi chỉ được điều chỉnh ¼, đến ½ điểm là cùng chứ không bao giờ có chuyện sửa đến hàng gần chục điểm như thế này. Nó gây mất niềm tin rất lớn không chỉ đối với phụ huynh học sinh mà ngay chính các em”.
Vị nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục TTN & NĐ cũng không quên nhấn mạnh rằng, hành động này vô tình “vẽ đường cho hươu chạy” để các tỉnh thành khác “học tập”. Hơn nữa, việc gian dối trong thi cử không chỉ đơn thuần là bệnh thành tích, mà còn là vấn đề lợi ích nhóm. “Đằng sau việc nâng điểm, sửa điểm chắc chắn là lợi ích”, ông Lê Như Tiến bày tỏ.
Theo ông Tiến, quy trình thi, chấm thi rất chặt chẽ do đó ông cho rằng “không thể một người làm được việc này. Chắc chắn phải có một nhóm người hoặc một hệ thống người thực hiện. Do đó, đã đến lúc các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải vào cuộc điều tra rốt ráo tìm cho ra manh mối đường dây làm việc này nhằm lấy lại niềm tin trong xã hội và lấy lại sự công bằng cho phụ huynh và các em học sinh. Nếu cơ quan của tỉnh không làm được đến nơi đến chốn thì tôi đề nghị cơ quan cấp trên vào cuộc…”, ông Lê Như Tiến đề xuất.
Category
📚
Learning