• 5 years ago
Trung Quốc dường như vẫn đang loay hoay suy đoán toan tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi Washington liên tiếp giáng đòn các công ty của Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.
Trung Quốc loay hoay xoay xở trước “đòn giáng” liên tiếp của Tổng thống Trump - 1

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)

Khi Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên lên nắm quyền vào năm 2017, các quan chức Trung Quốc chỉ xem ông như một doanh nhân “thực dụng”. Họ cho rằng tất cả những tuyên bố cứng rắn của ông Trump trong chiến dịch tranh cử chỉ đơn thuần là các chiến thuật đàm phán để giành được sự ủng hộ của cử tri, chứ không phải niềm tin thực sự nằm sâu trong toan tính của ông.

Tuy nhiên hơn 2 năm sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhận ra rằng ông đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh lạnh mới mà Bắc Kinh cho là bị đẩy lên cao trào bởi những quan chức “diều hâu” cứng rắn nhất tại Washington. Tệ hơn, quan điểm cho rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược và phải bị ngăn chặn bằng mọi giá đang được nhiều người trong giới chính trị Mỹ ủng hộ.

Trong lúc Tổng thống Trump tiếp tục thổi bùng căng thẳng bằng những lời đe dọa cấm vận Huawei và các công ty Trung Quốc mà Mỹ nghi ngờ đe dọa tới an ninh quốc gia, các quan chức ở Bắc Kinh vẫn đang cân nhắc những phương án ứng phó. Họ kích động tư tưởng bài Mỹ, chuẩn bị các kế hoạch cứu vãn Huawei, trong khi vẫn kêu gọi Washington đối thoại để giải quyết bất đồng.

“Tôi không cho rằng (Trung Quốc) có chiến lược rõ ràng để phổ biến xuyên suốt hệ thống. Một mặt, truyền thông nhà nước (Trung Quốc) đang kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng khi bạn nói chuyện với các quan chức (Trung Quốc), họ vẫn khá dè dặt trong việc chỉ trích Mỹ”, Ether Yin, một đối tác của Trivium China - hãng tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định.

Sự lưỡng lự của chính quyền Trung Quốc bắt nguồn từ việc Bắc Kinh cho đến nay vẫn không chắc chắn liệu ông Trump chỉ đang gia tăng đe dọa trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng, hay Mỹ rốt cuộc muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc như một siêu cường toàn cầu? Đây là câu hỏi khó, ngay cả với những nhà nghiên cứu kỳ cựu về chính sách của Mỹ.

“Rất khó để biết liệu nỗ lực (của Mỹ) trong việc xử lý Huawei chỉ đơn giản là liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia hay đây là một chiến thuật đàm phán nhằm đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại”, Scott Kennedy, giám đốc Dự án Kinh tế Chính trị và Kinh doanh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, nói.

Tuần trước, ông Kennedy đã có mặt tại Bắc Kinh để tham dự các cuộc họp trong khi Bộ Thương mại Mỹ liệt Huawei vào danh sách đen. Danh sách này cấm các công ty Mỹ cung cấp công nghệ thiết yếu cho Huawei nếu chưa có giấy phép....

Category

🗞
News

Recommended