► Hồi Ký: Đại Học Máu
► Tác giả: Hà Thúc Sinh
► Diễn đọc: Quan Hưng
► Nguồn: Radio Saigon Dallas 1600AM & Forum hotmit.com
Chế độ "học tập cải tạo" được mở rộng ngay sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm, dĩ nhiên vẫn với sự áp dụng những phương pháp quản lý cũ, và vẫn nhắm vào những mục tiêu cũ, nhưng đặc biệt có phần khắc nghiệt và tàn nhẫn hơn trong cung cách quản lý. Nguyên nhân có thể là vì lòng căm thù (pha lẫn mặc cảm) đối với thành phần tù nhân mới. Tính chất phi nhân của chế độ "học tập cải tạo", thể hiện qua những sự thật khủng khiếp, chỉ từ sau ngày miền Nam bị nhuộm đỏ mới bắt đầu được phanh phui trước dư luận thế giới. Và được phanh phui bởi nguồn tài liệu đắt giá: tiếng nói của những người đã sống sót và đã vượt thoát, sau khi trở về từ các "trại học tập".
Quyển sách này không thể là một tác phẩm tiểu thuyết văn chương, cũng không thể nằm trong hình thức một hồi ký chính trị hoặc một bút ký lao tù. Quyển sách này, thực tế, chỉ có thể được coi như một đống quặng mỏ, được khai quật và còn giữ nguyên hình thái chân thực của nó. Hoặc có thể nói một cách khác, bảy mươi chương sách này có thể xem như bảy mươi tấm ảnh, được chụp liên tục và được rửa ra bởi một phó nháy may mắn và có tính tiếc của, nháy được bảy mươi hoàn cảnh buồn nhưng có ý nghĩa trong đời tù cải tạo dưới chế độ cộng sản. Hoặc có thể nói một cách khác hơn nữa, quyển sách này là bản phúc trình của một người lính VNCH bị bỏ rơi, bị ở tù cộng sản, rồi thoát được ra ngoài, ngồi viết lại để kính gửi tới những ai còn thương yêu và còn quan tâm đến nước Việt Nam và con người Việt Nam còn ở lại...
Tác giả có nhiều hoài vọng, phải nói thật như thế, nhưng hoài vọng lớn nhất vẫn là mong sao mớ quặng mỏ này sẽ giúp cho một guồng máy chống cộng nào đó chạy thêm một vòng xích, một sử gia nào đó có thêm một chứng từ về cơn đau ốm quê hương, hoặc một người Việt Nam lưu lạc nào đó tìm được một quyết định: Phải cứu lấy người ở nhà!...
(Hà Thúc Sinh - Hoa Kỳ 12-84)
► Tác giả: Hà Thúc Sinh
► Diễn đọc: Quan Hưng
► Nguồn: Radio Saigon Dallas 1600AM & Forum hotmit.com
Chế độ "học tập cải tạo" được mở rộng ngay sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm, dĩ nhiên vẫn với sự áp dụng những phương pháp quản lý cũ, và vẫn nhắm vào những mục tiêu cũ, nhưng đặc biệt có phần khắc nghiệt và tàn nhẫn hơn trong cung cách quản lý. Nguyên nhân có thể là vì lòng căm thù (pha lẫn mặc cảm) đối với thành phần tù nhân mới. Tính chất phi nhân của chế độ "học tập cải tạo", thể hiện qua những sự thật khủng khiếp, chỉ từ sau ngày miền Nam bị nhuộm đỏ mới bắt đầu được phanh phui trước dư luận thế giới. Và được phanh phui bởi nguồn tài liệu đắt giá: tiếng nói của những người đã sống sót và đã vượt thoát, sau khi trở về từ các "trại học tập".
Quyển sách này không thể là một tác phẩm tiểu thuyết văn chương, cũng không thể nằm trong hình thức một hồi ký chính trị hoặc một bút ký lao tù. Quyển sách này, thực tế, chỉ có thể được coi như một đống quặng mỏ, được khai quật và còn giữ nguyên hình thái chân thực của nó. Hoặc có thể nói một cách khác, bảy mươi chương sách này có thể xem như bảy mươi tấm ảnh, được chụp liên tục và được rửa ra bởi một phó nháy may mắn và có tính tiếc của, nháy được bảy mươi hoàn cảnh buồn nhưng có ý nghĩa trong đời tù cải tạo dưới chế độ cộng sản. Hoặc có thể nói một cách khác hơn nữa, quyển sách này là bản phúc trình của một người lính VNCH bị bỏ rơi, bị ở tù cộng sản, rồi thoát được ra ngoài, ngồi viết lại để kính gửi tới những ai còn thương yêu và còn quan tâm đến nước Việt Nam và con người Việt Nam còn ở lại...
Tác giả có nhiều hoài vọng, phải nói thật như thế, nhưng hoài vọng lớn nhất vẫn là mong sao mớ quặng mỏ này sẽ giúp cho một guồng máy chống cộng nào đó chạy thêm một vòng xích, một sử gia nào đó có thêm một chứng từ về cơn đau ốm quê hương, hoặc một người Việt Nam lưu lạc nào đó tìm được một quyết định: Phải cứu lấy người ở nhà!...
(Hà Thúc Sinh - Hoa Kỳ 12-84)
Category
📚
Learning