Theo cô Lê Thị Việt về thôn 3, xã Trung Thành, huyện Nông Cống, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì tiếng là cơ sở sản xuất nhưng đây cũng là nơi ăn ở, sinh hoạt bình dị, đầm ấm của gia đình. Mặc cho cái nắng gay gắt đến ngột thở giữa ngày hè tháng sáu bao trùm lên cái làng quê nhỏ bé này, chúng tôi vẫn thấy người phụ nữ ấy miệt mài lao động hàng giờ bên chiếc bàn gỗ cũ kỹ, trong căn phòng chật chội nóng bức, chỉ để nâng niu giữ gìn cho những cánh hoa luôn vẹn nguyên tươi màu.
Vừa làm việc cô Việt vừa vui vẻ kể chuyện, những năm 2001 đến 2005, cô được nhận vào làm công việc cắm hoa tại một cơ sở sản xuất hoa tươi ướp khô trong thời gian đi xuất khẩu lao động ở Thái Lan. Những năm trước đó, gia đình cô đã từng trồng rất nhiều hoa, tình yêu với hoa cũng được nhen nhóm hun đúc lên từ đấy. Đến khi cô được làm một công việc liên quan đến hoa thì cô thích lắm, chú Uyên – chồng cô nói với cô rằng: “Mấy thì mấy mình cứ phải cố gắng bám lấy cơ sở mà làm để chờ cơ hội học lấy nghề này”. Thế là cô nuôi quyết tâm từ đó, được sự hậu thuẫn của chồng nên cô càng kiên trì nỗ lực để trở thành một người thợ giỏi. Bên cạnh tâm huyết, lòng đam mê yêu nghề, cô còn được chủ cơ sở bên ấy vô cùng tin tưởng, yêu mến, cộng với cái tinh nhạy trong nghề, cô đã nhanh chóng góp nhặt cho mình được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Năm 2005, sau khi trở về nước, cô đã có ý tưởng đưa ngành hoa ướp về phát triển trên quê hương mình. Thế nhưng phải mất hai năm sau đó để làm quen, đi nhiều nơi tìm hiểu thị trường, tìm kiếm nguồn hoa và các nguyên vật liệu phụ trợ, đến năm 2008 cô mới bắt đầu thử nghiệm những sản phẩm đầu tiên. Sau đó, cô đi khắp nơi chào hàng, gửi được một số sản phẩm ở cửa hàng Bình Vân, đường Lê Hoàn, TP Thanh Hóa. Sau 2 tháng mong ngóng chờ đợi, cô nhận tin hàng đã bán được, mừng quá, thế là cô quyết tâm làm. Năm 2009, cơ sở “Hoa tươi bất tử” mang tên Việt Uyên chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, cô nhận thấy nếu cứ theo quy trình kỹ thuật của người Thái Lan mà làm thì hoa không được bền. Cô đã bỏ công sức nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo theo cách: Làm – thất bại – rút kinh nghiệm, để rồi thành công khi tự tìm ra cách thức bảo quản kéo dài tuổi thọ của hoa. Cho đến bây giờ cô có thể tự tin khẳng định sản phẩm “Hoa tươi bất tử” do chính mình làm đã có thể kéo dài giá trị sử dụng hơn 10 năm. Từ sản phẩm ly 1 bông, 2 bông, 3 bông đến nay đã làm được 5 bông, 9 bông, 15 bông, 30 bông, thậm chí nhiều nhất là 100 bông. Cô đặt tên cho những “đứa con tinh thần” của mình là “hoa hồng bất tử”, “hoa lan vĩnh cửu”... đúng như giá trị đích thực của nó.
Cô Việt chia sẻ, để làm ra một sản phẩm hoàn thiện, đầu tiên là nhập hoa về với đủ loại màu sắc: Hồng trắng, hồng đỏ, hồng kem, hồng nhung... Nhưng chủ yếu là hoa hồng Đà Lạt, với điều kiện hoa phải sạch sẽ, không tỳ vết, màu sắc tươi tắn, cánh dày và có xoáy đẹp.
Vừa làm việc cô Việt vừa vui vẻ kể chuyện, những năm 2001 đến 2005, cô được nhận vào làm công việc cắm hoa tại một cơ sở sản xuất hoa tươi ướp khô trong thời gian đi xuất khẩu lao động ở Thái Lan. Những năm trước đó, gia đình cô đã từng trồng rất nhiều hoa, tình yêu với hoa cũng được nhen nhóm hun đúc lên từ đấy. Đến khi cô được làm một công việc liên quan đến hoa thì cô thích lắm, chú Uyên – chồng cô nói với cô rằng: “Mấy thì mấy mình cứ phải cố gắng bám lấy cơ sở mà làm để chờ cơ hội học lấy nghề này”. Thế là cô nuôi quyết tâm từ đó, được sự hậu thuẫn của chồng nên cô càng kiên trì nỗ lực để trở thành một người thợ giỏi. Bên cạnh tâm huyết, lòng đam mê yêu nghề, cô còn được chủ cơ sở bên ấy vô cùng tin tưởng, yêu mến, cộng với cái tinh nhạy trong nghề, cô đã nhanh chóng góp nhặt cho mình được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Năm 2005, sau khi trở về nước, cô đã có ý tưởng đưa ngành hoa ướp về phát triển trên quê hương mình. Thế nhưng phải mất hai năm sau đó để làm quen, đi nhiều nơi tìm hiểu thị trường, tìm kiếm nguồn hoa và các nguyên vật liệu phụ trợ, đến năm 2008 cô mới bắt đầu thử nghiệm những sản phẩm đầu tiên. Sau đó, cô đi khắp nơi chào hàng, gửi được một số sản phẩm ở cửa hàng Bình Vân, đường Lê Hoàn, TP Thanh Hóa. Sau 2 tháng mong ngóng chờ đợi, cô nhận tin hàng đã bán được, mừng quá, thế là cô quyết tâm làm. Năm 2009, cơ sở “Hoa tươi bất tử” mang tên Việt Uyên chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, cô nhận thấy nếu cứ theo quy trình kỹ thuật của người Thái Lan mà làm thì hoa không được bền. Cô đã bỏ công sức nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo theo cách: Làm – thất bại – rút kinh nghiệm, để rồi thành công khi tự tìm ra cách thức bảo quản kéo dài tuổi thọ của hoa. Cho đến bây giờ cô có thể tự tin khẳng định sản phẩm “Hoa tươi bất tử” do chính mình làm đã có thể kéo dài giá trị sử dụng hơn 10 năm. Từ sản phẩm ly 1 bông, 2 bông, 3 bông đến nay đã làm được 5 bông, 9 bông, 15 bông, 30 bông, thậm chí nhiều nhất là 100 bông. Cô đặt tên cho những “đứa con tinh thần” của mình là “hoa hồng bất tử”, “hoa lan vĩnh cửu”... đúng như giá trị đích thực của nó.
Cô Việt chia sẻ, để làm ra một sản phẩm hoàn thiện, đầu tiên là nhập hoa về với đủ loại màu sắc: Hồng trắng, hồng đỏ, hồng kem, hồng nhung... Nhưng chủ yếu là hoa hồng Đà Lạt, với điều kiện hoa phải sạch sẽ, không tỳ vết, màu sắc tươi tắn, cánh dày và có xoáy đẹp.
Category
🛠️
Lối sống