Khương Duy và các tướng vừa nghe tin Lưu Thiện đầu hàng Ngụy thì đem toàn quân đến Phù Thành hàng Chung Hội. Chung Hội hỏi Khương Duy: “Sao ông đến hàng chậm thế?” Duy nghiêm mặt chảy nước mắt nói: “Hôm nay đến đây cũng là quá sớm vậy!” Hội rất lấy làm kinh ngạc.
Chung Hội đãi Khương Duy rất hậu: trả lại hết tước hiệu, binh quyền tướng ấn, cùng với Duy ra ngoài cùng xe, ngồi thì cùng chiếu.
Chung Hội tranh công đánh Thục với Đặng Ngải, vu cho Ngải làm phản, sai Vệ Quán bắt Ngải, định nhân Ngải giết Quán thì sẽ có cớ đánh. Nhưng Vệ Quán tự dùng mưu bắt sống được cha con Đặng Ngải đem nộp. Hội sai giải Ngải về Lạc Dương, rồi cùng Khương Duy tiến vào Thành Đô.
Biết Chung Hội có ý phản Tư Mã Chiêu để tranh giành thiên hạ, Khương Duy lấy gương Văn Chủng, Hàn Tín ra nói với Hội để kích động. Chung Hội nghe theo, quyết định làm phản.
Chung Hội muốn giao cho ông 5 vạn quân tiến ra Tà Cốc, còn mình dẫn đại quân theo sau để đánh vào Lạc Dương tranh thiên hạ với họ Tư Mã. Thế nhưng Tư Mã Chiêu cũng trù liệu Hội làm phản nên đã dồn đại quân đến Trường An, sai Giả Sung lén đến Tà Cốc, đóng quân ở Lạc Thành. Hội biết mình đã bị Chiêu nghi ngờ, bèn mượn cớ Ngụy thái hậu họ Quách có thư sai mình đánh quyền thần Tư Mã Chiêu để ra lệnh các tướng phản lại Chiêu. Các tướng Ngụy không nghe theo, Chung Hội liền sai giam cả lại, rồi cho những người thân tín nắm binh quyền.
Khương Duy thấy thời cơ đã tới, ông kích động cho Hội giết các tướng Ngụy, rồi sẽ tìm cơ hội giết chết Chung Hội để khôi phục nhà Hán.
Trong các tướng bị giam, Hồ Liệt có con là Hồ Uyên đang ở ngoài. Uyên được cha mật báo cho biết việc làm của Chung Hội, bèn ngầm dẫn quân bản bộ cùng Vệ Quán đánh vào Thành Đô, cứu các tướng Ngụy ra. Hồ Liệt trong ngục cũng phao tin rằng Chung Hội chỉ tin tưởng Khương Duy và định chôn sống tất cả quân Ngụy. Vì vậy các tướng sĩ nước Ngụy đều nổi giận, tập hợp binh mã đánh Chung Hội. Khương Duy và Chung Hội không chống nổi cuộc nổi dậy của các tướng Ngụy nên bị giết ở Thành Đô đầu năm 264. Chết trong loạn quân còn có Trương Dực, Tưởng Bân, Tưởng Hiển, Vệ Kế cùng thái tử Lưu Tuyền.
Năm 265, Tư Mã Chiêu ốm nặng, lập con cả Tư Mã Viêm lên ngôi Tấn Vương, không lâu sau đó Tư Mã Viêm đã bắt Hoàng đế Tào Hoán của Tào Ngụy thoái vị và giao lại triều đình cho mình vào ngày 4 tháng 2 năm 266. Vào ngày 8 tháng 2, Tư Mã Viêm chính thức làm đại điển đăng cơ, trở thành Tấn Vũ Đế trong lịch sử, vương triều Tây Tấn được thành lập.
Các lực lượng chống đối trung thành với nhà Ngụy đều không còn, các đại thần khuyên ông nên đánh nốt nước Ngô vì Ngô Đế là Tôn Hạo là kẻ tàn bạo đang mất lòng dân.
Cuối cùng vào năm 279, Tư Mã Viêm sai Đỗ Dự, Vương Tuấn cùng Tư Mã Du mang quân Nam tiến đánh Ngô. Quân Tấn nhanh chóng đánh bại quân Ngô và tiêu diệt nước Ngô, bắt sống Tôn Hạo vào đầu năm 280.
Đến đây thì chấm dứt thời kì chiến loạn đẫm máu kéo dài từ thời Hán mạt gần 100 năm, Trung Hoa lại được quy về một mối.
Chung Hội đãi Khương Duy rất hậu: trả lại hết tước hiệu, binh quyền tướng ấn, cùng với Duy ra ngoài cùng xe, ngồi thì cùng chiếu.
Chung Hội tranh công đánh Thục với Đặng Ngải, vu cho Ngải làm phản, sai Vệ Quán bắt Ngải, định nhân Ngải giết Quán thì sẽ có cớ đánh. Nhưng Vệ Quán tự dùng mưu bắt sống được cha con Đặng Ngải đem nộp. Hội sai giải Ngải về Lạc Dương, rồi cùng Khương Duy tiến vào Thành Đô.
Biết Chung Hội có ý phản Tư Mã Chiêu để tranh giành thiên hạ, Khương Duy lấy gương Văn Chủng, Hàn Tín ra nói với Hội để kích động. Chung Hội nghe theo, quyết định làm phản.
Chung Hội muốn giao cho ông 5 vạn quân tiến ra Tà Cốc, còn mình dẫn đại quân theo sau để đánh vào Lạc Dương tranh thiên hạ với họ Tư Mã. Thế nhưng Tư Mã Chiêu cũng trù liệu Hội làm phản nên đã dồn đại quân đến Trường An, sai Giả Sung lén đến Tà Cốc, đóng quân ở Lạc Thành. Hội biết mình đã bị Chiêu nghi ngờ, bèn mượn cớ Ngụy thái hậu họ Quách có thư sai mình đánh quyền thần Tư Mã Chiêu để ra lệnh các tướng phản lại Chiêu. Các tướng Ngụy không nghe theo, Chung Hội liền sai giam cả lại, rồi cho những người thân tín nắm binh quyền.
Khương Duy thấy thời cơ đã tới, ông kích động cho Hội giết các tướng Ngụy, rồi sẽ tìm cơ hội giết chết Chung Hội để khôi phục nhà Hán.
Trong các tướng bị giam, Hồ Liệt có con là Hồ Uyên đang ở ngoài. Uyên được cha mật báo cho biết việc làm của Chung Hội, bèn ngầm dẫn quân bản bộ cùng Vệ Quán đánh vào Thành Đô, cứu các tướng Ngụy ra. Hồ Liệt trong ngục cũng phao tin rằng Chung Hội chỉ tin tưởng Khương Duy và định chôn sống tất cả quân Ngụy. Vì vậy các tướng sĩ nước Ngụy đều nổi giận, tập hợp binh mã đánh Chung Hội. Khương Duy và Chung Hội không chống nổi cuộc nổi dậy của các tướng Ngụy nên bị giết ở Thành Đô đầu năm 264. Chết trong loạn quân còn có Trương Dực, Tưởng Bân, Tưởng Hiển, Vệ Kế cùng thái tử Lưu Tuyền.
Năm 265, Tư Mã Chiêu ốm nặng, lập con cả Tư Mã Viêm lên ngôi Tấn Vương, không lâu sau đó Tư Mã Viêm đã bắt Hoàng đế Tào Hoán của Tào Ngụy thoái vị và giao lại triều đình cho mình vào ngày 4 tháng 2 năm 266. Vào ngày 8 tháng 2, Tư Mã Viêm chính thức làm đại điển đăng cơ, trở thành Tấn Vũ Đế trong lịch sử, vương triều Tây Tấn được thành lập.
Các lực lượng chống đối trung thành với nhà Ngụy đều không còn, các đại thần khuyên ông nên đánh nốt nước Ngô vì Ngô Đế là Tôn Hạo là kẻ tàn bạo đang mất lòng dân.
Cuối cùng vào năm 279, Tư Mã Viêm sai Đỗ Dự, Vương Tuấn cùng Tư Mã Du mang quân Nam tiến đánh Ngô. Quân Tấn nhanh chóng đánh bại quân Ngô và tiêu diệt nước Ngô, bắt sống Tôn Hạo vào đầu năm 280.
Đến đây thì chấm dứt thời kì chiến loạn đẫm máu kéo dài từ thời Hán mạt gần 100 năm, Trung Hoa lại được quy về một mối.
Category
🎥
Phim ngắn