Đi đến trình phátĐi đến nội dung chínhĐi đến chân trang
  • Hôm kia
Quái Đản Hiện Tượng Động Vật Biển Càng Xuống Sâu Càng Khổng Lồ!!!
#vfacts, #dongvat, #biensau, #khonglo,
Vùng hadal là vùng sâu nhất của đại dương, tối tăm và lạnh cóng. Nó nằm ở độ sâu từ 6.000 đến 11.000 mét, trong các rãnh dài và hẹp, hình chữ V, trong đó, rãnh Mariana là nơi sâu nhất.

Và bất chấp mọi logic thông thường, sự sống vẫn tồn tại và tiến hóa ở những độ sâu quái đản này, trở nên hoặc là ma quái, đáng sợ, hoặc cực kỳ khổng lồ.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao? Biển sâu có gì ngon khiến những cư dân của chúng hay ăn chóng lớn chăng?

Ở độ sâu trên 400 mét, thức ăn bắt đầu trở nên khan hiếm. Khi ánh sáng mặt trời tắt, thực vật phù du, sống nhờ quang hợp (phytoplankton) và động vật phù du (zooplankton), đớp thực vật phù du, cũng biến mất. Thiếu chúng, hầu hết sinh vật biển sâu phải ăn cơm thừa canh cặn, nhặt nhạnh các mảnh vụn rơi xuống từ vùng nước mặt – một hiện tượng gọi là tuyết biển - marine snow.

Tuyết biển chủ yếu bao gồm các sinh vật phù du chết, cức, và các mảnh xác chết thối rữa rơi xuống đáy biển dưới dạng các hạt mịn.

Nhưng nhặt nhạnh từng hạt tuyết biển thì không thể tạo ra những cơ thể siêu to khổng lồ được. Nhiều loài động vật biển sâu không ăn tuyết biển. Chúng săn những loài ăn tuyết biển.

Và thế là cá lớn nuốt cá bé. Dưới biển sâu, bất kỳ sinh vật nào không phải là lớn nhất, cũng đều có một hồng tâm ở sau lưng. Vì vậy, bí quyết sinh tồn chính là trở thành loài săn mồi. Không những thế, còn phải trở thành loài săn mồi đầu bảng.

Xin được giới thiệu: Mực khổng lồ - Giant squid.

Cá thể mực khổng lồ lớn nhất từng được tìm thấy dài 13 mét, cỡ một chiếc xe buýt và nặng 275kg. Không khổng lồ so với một cá voi xanh nhưng thuộc diện quái thai khi so với con mực mà bố mẹ chúng ta thường xào dứa…

Nhờ kích thước choáng ngợp, mực khổng lồ có rất ít kẻ thù. Với hai xúc tu cực dài và trông khá giòn, không khó để tượng tượng ra cách mà những con mực đại ca này tóm lấy các loài cá biển sâu và những loài mực nhỏ hơn chúng.

Nhưng, mực khổng lồ, vẫn chưa phải loài mực lớn nhất đại dương. Đó phải là mực khổng lồ hơn thế nữa (colossal squid).

Mực khổng lồ hơn thế nữa ngắn hơn một chút so với mực khổng lồ, nhưng nặng gấp đôi, gấp ba, trung bình từ 500 đến 700 cân, cỡ một con bòa, và chắc là đủ để đáp ứng như cầu protein cho một đám cưới.

Không khó để tưởng tượng sinh vật đã truyền cảm hứng cho thủy quái Kraken trong truyền thuyết là một kẻ săn mồi hung hãn, thống trị biển sâu, lao vút trong làn nước đen đặc và ngấu nghiến kẻ thù, xé toạc thuyền buồm qua lại.

Nhưng thực tế, và nếu như bạn suy nghĩ một cách thật logic, thì có vẻ lại ngược lại. Mực khổng lồ và mực khổng lồ hơn thế nữa không phải là những loài săn mồi tích cực, đơn giản là vì chúng không cần phải làm thế.

Định luật Kleiber phát biểu rằng tốc độ trao đổi chất của sinh vật bằng khối lượng cơ thể nó mũ ¾. Công thức này có nghĩa là, trong cùng khoảng thời gian, một con mèo có khối lượng gấp 100 lần con chuột sẽ chỉ tiêu thụ năng lượng bằng khoảng 32 lần con chuột mà thôi.

Danh mục

📚
Học tập

Được khuyến cáo