Nếu như Gia Cát Lượng trấn thủ Kinh Châu thì Bàng Thống chính là người góp công lớn giúp Lưu Bị tấn công Tây Xuyên. Ban đầu, Bàng Thống thuyết phục Lưu Bị diễn màn giả nhân nghĩa để lấy được thiện cảm của Lưu Chương. Khi đã đến chỗ Lưu Chương, ông lại khuyên Lưu Bị âm thầm lấy lòng người dân Ích Châu.
Về văn, Bàng Thống dễ dàng thuyết phục được Lưu Bị chỉ với 4 từ “nghịch thủ thuận thủ”. Về võ, ông chỉ dùng hai mạt tướng mà Khổng Minh không muốn dùng là Hoàng Trung và Ngụy Diên để phá vòng vây ở Tây Xuyên.
Đến năm 212, khi Lưu Chương bắt đầu nhận ra ý đồ của Lưu Bị, ngừng việc cung cấp lương thảo thì Bàng Thống đưa ra 3 kế cho Lưu Bị lựa chọn, đó là Thượng, Trung, Hạ để thu phục nước Thục.
"Ngầm tuyển tinh binh, hành quân ngày đêm, tập kích vào Thành Đô, Lưu Chương không hiểu quân sự, lại không phòng bị ngài, như vậy có thể lấy Ích châu trong 1 năm, là thượng sách. Giả phao tin Kinh châu có việc để quay về và dụ hai tướng Tây Xuyên là Dương Hoài, Cao Bái đang trấn giữ Bạch Thủy đến giết đi và chiếm quân lính để đánh Thành Đô, là trung sách. Lui binh về thành Bạch Đế chờ thời cơ hành động là hạ sách".
Trong trận Lạc Thành, Khổng Minh ban đêm ngắm sao và bảo Bàng Thống cẩn thận, sẽ có nguy hiệm, dễ mất mạng, nhưng Bàng Thống cho rằng Gia Cát Lượng vì đố kỵ với mình nên không nghe lời can của Khổng Minh. Hôm sau Bàng Thống đem quân đuổi giết tướng bại trận là Trương Nhiệm.
Để đuổi kịp Trương Nhiệm, Bàng Thống đi thẳng đến con đường mòn, nhưng không ngờ lạc đến gò Lạc Phượng, sau khi được binh sĩ trong đội nhắc nhở, ông nhận ra có điều gì đó không ổn và nói: “Ta đây là Phượng Sồ, chỗ này là gò Lạc Phượng, bất lợi cho ta”. Hậu quân được lệnh nhanh chóng rút lui, không ngờ quân địch đã mai phục sẵn, Bàng Thống 36 tuổi chết dưới tên bay loạn xạ.
Sau khi Bàng Thống mất, Gia Cát Lượng mới được huy động vào Ích châu, dùng kế bắt Trương Nhiệm trả thù cho ông. Sau khi chiếm được Ích châu, Lưu Bị nhớ tới công lao của Bàng Thống và khi nhắc tới ông thường khóc. Lưu Bị truy tặng ông làm Quan nội hầu, đặt tên thụy là Tĩnh hầu, bổ nhiệm cha ông làm Nghị lang rồi thăng lên chức Gián nghị đại phu.
Xem tập tiếp theo:
- Tập 51: Vì nghĩa tha Nghiêm Nhan
Về văn, Bàng Thống dễ dàng thuyết phục được Lưu Bị chỉ với 4 từ “nghịch thủ thuận thủ”. Về võ, ông chỉ dùng hai mạt tướng mà Khổng Minh không muốn dùng là Hoàng Trung và Ngụy Diên để phá vòng vây ở Tây Xuyên.
Đến năm 212, khi Lưu Chương bắt đầu nhận ra ý đồ của Lưu Bị, ngừng việc cung cấp lương thảo thì Bàng Thống đưa ra 3 kế cho Lưu Bị lựa chọn, đó là Thượng, Trung, Hạ để thu phục nước Thục.
"Ngầm tuyển tinh binh, hành quân ngày đêm, tập kích vào Thành Đô, Lưu Chương không hiểu quân sự, lại không phòng bị ngài, như vậy có thể lấy Ích châu trong 1 năm, là thượng sách. Giả phao tin Kinh châu có việc để quay về và dụ hai tướng Tây Xuyên là Dương Hoài, Cao Bái đang trấn giữ Bạch Thủy đến giết đi và chiếm quân lính để đánh Thành Đô, là trung sách. Lui binh về thành Bạch Đế chờ thời cơ hành động là hạ sách".
Trong trận Lạc Thành, Khổng Minh ban đêm ngắm sao và bảo Bàng Thống cẩn thận, sẽ có nguy hiệm, dễ mất mạng, nhưng Bàng Thống cho rằng Gia Cát Lượng vì đố kỵ với mình nên không nghe lời can của Khổng Minh. Hôm sau Bàng Thống đem quân đuổi giết tướng bại trận là Trương Nhiệm.
Để đuổi kịp Trương Nhiệm, Bàng Thống đi thẳng đến con đường mòn, nhưng không ngờ lạc đến gò Lạc Phượng, sau khi được binh sĩ trong đội nhắc nhở, ông nhận ra có điều gì đó không ổn và nói: “Ta đây là Phượng Sồ, chỗ này là gò Lạc Phượng, bất lợi cho ta”. Hậu quân được lệnh nhanh chóng rút lui, không ngờ quân địch đã mai phục sẵn, Bàng Thống 36 tuổi chết dưới tên bay loạn xạ.
Sau khi Bàng Thống mất, Gia Cát Lượng mới được huy động vào Ích châu, dùng kế bắt Trương Nhiệm trả thù cho ông. Sau khi chiếm được Ích châu, Lưu Bị nhớ tới công lao của Bàng Thống và khi nhắc tới ông thường khóc. Lưu Bị truy tặng ông làm Quan nội hầu, đặt tên thụy là Tĩnh hầu, bổ nhiệm cha ông làm Nghị lang rồi thăng lên chức Gián nghị đại phu.
Xem tập tiếp theo:
- Tập 51: Vì nghĩa tha Nghiêm Nhan
Category
🎥
Phim ngắn