Sau khi đẩy lùi đại binh phương Bắc, Ngô hầu Tôn Quyền không còn lo lắng đến Tào Tháo nữa. Trong lòng ông lúc này, Lưu Bị mới thực là kẻ nguy hiểm nhất. Từ chỗ không một mảnh đất cắm dùi, thua chạy liên miên từ Tân Dã đến Giang Hạ, Lưu Bị trong một đêm có được mấy quận Kinh Tương, sừng sững như hổ ngồi nhìn Trung Nguyên. Kinh Châu lại là hiểm địa sát nách Đông Ngô, Tôn Quyền làm sao không lo cho được.
Vậy nên, ông ba lần bảy lượt giục Lỗ Túc kiếm cớ sang sông đòi đất, thậm chí còn có lúc định phát binh đánh úp Kinh Châu. Lỗ Túc khi ấy làm Đại đô đốc thay Chu Du đã mất, vốn không thích chuyện can qua, chỉ một lòng duy trì hòa hảo liên minh hai nhà Tôn – Lưu.
Với cái nhìn đầy sắc sảo của mình, Lỗ Túc nhận ra rằng chỉ có liên kết với nhau, Tôn Lưu hai nhà mới cự được Tào Tháo ở mặt Bắc. Ngô và Thục chính là như răng với môi, tuy có lúc răng cắn phải môi nhưng quả thực không sống thiếu nhau được. Nếu liên minh tan vỡ, Tào Tháo với sức mạnh vượt trội của kỵ binh phương Bắc kéo xuống đủ sức đạp bằng hai nước như thế gió lốc quét lá vàng vậy.
Khi đối địch với Quan Vũ ở phía bên kia Trường Giang, Lỗ Túc luôn rất mềm mỏng, khéo léo, chủ động hòa đàm. Ở bên này sông, Quan Vũ ngày đêm thao luyện binh mã, Bắc cự Tào Tháo, Đông dè Tôn Ngô, phòng thủ vô cùng cẩn mật. Không còn cách nào khác, phía Đông Ngô bèn dùng kế mời Vân Trường sang sông uống rượu, định khống chế, uy hiếp, đòi trả đất bằng không thì ám sát.
Bên Đông Ngô cho Cam Ninh, Lã Mông phục sẵn 50 đao phủ ở tiệc rượu, phát thư mời Vân Trường sang sông hòa đàm. Được thư, Vân Trường chẳng cần suy nghĩ, lập tức đồng ý, y hẹn sang sông. Bộ tướng đều can không cho Vân Trường đi và cho rằng đây là tiệc Hồng Môn Yến (bữa tiệc nguy hiểm nổi tiếng lịch sử khi Hạng Vũ mời Lưu Bang đến dự). Tuy vậy, Vân Trường vẫn nhất nhất quyết đi, vác đao lên thuyền, chỉ dẫn theo mươi hộ vệ, chèo thuyền nhỏ, thuận gió sang sông.
Y hẹn, Quan Vũ một mình một đao, lên bờ uống rượu, nói cười vui vẻ, điềm nhiên như không. Lỗ Túc trên bàn tiệc nhắc đến chuyện đòi lại Kinh Châu, Vân Trường gạt đi mà rằng: “Đó là việc công nhà nước, trong tiệc rượu không nên nhắc đến làm chi!”. Khi Lỗ Túc quyết tâm căn vặn đến cùng, cho rằng Lưu Bị nói lời không giữ, Vân Trường nổi giận khẳng khái đáp: “Việc ở Ô Lâm, anh tôi xông pha mũi tên hòn đạn, cố sức để cùng phá giặc, có lẽ đâu khó nhọc mà không được thước đất nào? Túc hạ lại còn muốn đòi đất ư?”.
Thái độ dứt khoát ấy của Vân Trường không khỏi khiến các tướng Đông Ngô bất bình, 50 tay đao phủ phục sẵn dưới bàn tiệc, chỉ chực lao lên đoạt mạng ông. Nhưng Vân Trường vẫn điềm nhiên mời Lỗ Túc cạn chén, cuối cùng dắt tay Lỗ Túc, bước đi liêu xiêu, tiến thẳng ra bờ sông. Quân Ngô thấy Lỗ Túc bị Vân Trường tay kẹp Thanh Long đao dẫn đi như thế thì không dám nhúc nhích tiến đến, bất lực nhìn theo.
Ra đến bến sông, Quan Vũ để Lỗ Túc ngơ ngác ở lại bến nước, vén áo bào, ném long đao cho Chu Thương cầm, ung dung bước lên thuyền, thuận buồm về Kinh Châu.
Vậy nên, ông ba lần bảy lượt giục Lỗ Túc kiếm cớ sang sông đòi đất, thậm chí còn có lúc định phát binh đánh úp Kinh Châu. Lỗ Túc khi ấy làm Đại đô đốc thay Chu Du đã mất, vốn không thích chuyện can qua, chỉ một lòng duy trì hòa hảo liên minh hai nhà Tôn – Lưu.
Với cái nhìn đầy sắc sảo của mình, Lỗ Túc nhận ra rằng chỉ có liên kết với nhau, Tôn Lưu hai nhà mới cự được Tào Tháo ở mặt Bắc. Ngô và Thục chính là như răng với môi, tuy có lúc răng cắn phải môi nhưng quả thực không sống thiếu nhau được. Nếu liên minh tan vỡ, Tào Tháo với sức mạnh vượt trội của kỵ binh phương Bắc kéo xuống đủ sức đạp bằng hai nước như thế gió lốc quét lá vàng vậy.
Khi đối địch với Quan Vũ ở phía bên kia Trường Giang, Lỗ Túc luôn rất mềm mỏng, khéo léo, chủ động hòa đàm. Ở bên này sông, Quan Vũ ngày đêm thao luyện binh mã, Bắc cự Tào Tháo, Đông dè Tôn Ngô, phòng thủ vô cùng cẩn mật. Không còn cách nào khác, phía Đông Ngô bèn dùng kế mời Vân Trường sang sông uống rượu, định khống chế, uy hiếp, đòi trả đất bằng không thì ám sát.
Bên Đông Ngô cho Cam Ninh, Lã Mông phục sẵn 50 đao phủ ở tiệc rượu, phát thư mời Vân Trường sang sông hòa đàm. Được thư, Vân Trường chẳng cần suy nghĩ, lập tức đồng ý, y hẹn sang sông. Bộ tướng đều can không cho Vân Trường đi và cho rằng đây là tiệc Hồng Môn Yến (bữa tiệc nguy hiểm nổi tiếng lịch sử khi Hạng Vũ mời Lưu Bang đến dự). Tuy vậy, Vân Trường vẫn nhất nhất quyết đi, vác đao lên thuyền, chỉ dẫn theo mươi hộ vệ, chèo thuyền nhỏ, thuận gió sang sông.
Y hẹn, Quan Vũ một mình một đao, lên bờ uống rượu, nói cười vui vẻ, điềm nhiên như không. Lỗ Túc trên bàn tiệc nhắc đến chuyện đòi lại Kinh Châu, Vân Trường gạt đi mà rằng: “Đó là việc công nhà nước, trong tiệc rượu không nên nhắc đến làm chi!”. Khi Lỗ Túc quyết tâm căn vặn đến cùng, cho rằng Lưu Bị nói lời không giữ, Vân Trường nổi giận khẳng khái đáp: “Việc ở Ô Lâm, anh tôi xông pha mũi tên hòn đạn, cố sức để cùng phá giặc, có lẽ đâu khó nhọc mà không được thước đất nào? Túc hạ lại còn muốn đòi đất ư?”.
Thái độ dứt khoát ấy của Vân Trường không khỏi khiến các tướng Đông Ngô bất bình, 50 tay đao phủ phục sẵn dưới bàn tiệc, chỉ chực lao lên đoạt mạng ông. Nhưng Vân Trường vẫn điềm nhiên mời Lỗ Túc cạn chén, cuối cùng dắt tay Lỗ Túc, bước đi liêu xiêu, tiến thẳng ra bờ sông. Quân Ngô thấy Lỗ Túc bị Vân Trường tay kẹp Thanh Long đao dẫn đi như thế thì không dám nhúc nhích tiến đến, bất lực nhìn theo.
Ra đến bến sông, Quan Vũ để Lỗ Túc ngơ ngác ở lại bến nước, vén áo bào, ném long đao cho Chu Thương cầm, ung dung bước lên thuyền, thuận buồm về Kinh Châu.
Category
🎥
Phim ngắn