Bốn lần Bắc phạt phải rút giữa chừng vì khó khăn trong cung ứng lương thực. Song Gia Cát Lượng liên tục đối trận với những danh tướng bậc nhất Tào Ngụy như Tào Chân, Trương Cáp và Tư Mã Ý, đặc biệt là sau khi đánh bại Tư Mã Ý và giết chết Trương Cáp, Gia Cát Lượng càng tin vào khả năng đánh bại Tào Ngụy.
Để cải thiện vấn đề tải lương, ông đã cải tiến thêm một bước trâu gỗ ngựa máy, đồng thời cho khai khẩn với quy mô lớn ở Hoàng Sa (tỉnh Thiểm Tây), thao luyện việc vận tải bằng trâu gỗ ngựa máy ở Bạch Mã Sơn vùng Cảnh Cốc (tỉnh Tứ Xuyên), lại cho xây dựng ở Tà Cốc kho lương lớn chưa từng thấy, để hoàn chỉnh chuẩn bị bắc phạt. Liền hai năm, đại bộ phận thời gian của Gia Cát Lượng vẫn ở Hán Trung để luyện binh giảng võ, khuyên quân cầy cấy.
Năm 234, sau mấy năm chuẩn bị, Gia Cát Lượng tiếp tục mang 10 vạn quân đánh Ngụy lần thứ năm. Lần này quân Thục đi theo đường Tà Cốc đến huyện My, cắm trại tại đồng bằng Ngũ Trượng phía nam sông Vị Thủy. Ngũ Trượng ngày nay thuộc huyện Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây, là một vùng gò đồi thấp, chất đất phì nhiêu thích hợp trồng trọt lương thực. Gia Cát Lượng lựa chọn vùng đất này là nhằm có thể trồng cấy lương thực tại chỗ, dự liệu cho việc tác chiến trường kỳ. Ông cũng giữ nghiêm quân kỷ, tuyệt đối cấm việc chiếm đoạt của cải và thóc lúa của dân chúng. Vì vậy quân Thục và dân cày trong vùng tương đối hòa thuận, không xảy ra xung đột gì.
Để cải thiện vấn đề tải lương, ông đã cải tiến thêm một bước trâu gỗ ngựa máy, đồng thời cho khai khẩn với quy mô lớn ở Hoàng Sa (tỉnh Thiểm Tây), thao luyện việc vận tải bằng trâu gỗ ngựa máy ở Bạch Mã Sơn vùng Cảnh Cốc (tỉnh Tứ Xuyên), lại cho xây dựng ở Tà Cốc kho lương lớn chưa từng thấy, để hoàn chỉnh chuẩn bị bắc phạt. Liền hai năm, đại bộ phận thời gian của Gia Cát Lượng vẫn ở Hán Trung để luyện binh giảng võ, khuyên quân cầy cấy.
Năm 234, sau mấy năm chuẩn bị, Gia Cát Lượng tiếp tục mang 10 vạn quân đánh Ngụy lần thứ năm. Lần này quân Thục đi theo đường Tà Cốc đến huyện My, cắm trại tại đồng bằng Ngũ Trượng phía nam sông Vị Thủy. Ngũ Trượng ngày nay thuộc huyện Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây, là một vùng gò đồi thấp, chất đất phì nhiêu thích hợp trồng trọt lương thực. Gia Cát Lượng lựa chọn vùng đất này là nhằm có thể trồng cấy lương thực tại chỗ, dự liệu cho việc tác chiến trường kỳ. Ông cũng giữ nghiêm quân kỷ, tuyệt đối cấm việc chiếm đoạt của cải và thóc lúa của dân chúng. Vì vậy quân Thục và dân cày trong vùng tương đối hòa thuận, không xảy ra xung đột gì.
Category
🎥
Phim ngắn