Tháng 4 năm 252, Tôn Quyền giao cho Gia Cát Khác lo liệu hậu sự rồi qua đời. Gia Cát Khác đưa thái tử Tôn Lượng mới 10 tuổi lên ngôi, tức là Ngô Phế Đế. Gia Cát Khác nhận chức thái phó làm phụ chính.
Tháng chạp năm 252, Tào Ngụy nhân Tôn Quyền vừa mất, quyền thần Tư Mã Sư bèn khởi binh đánh Ngô, chia làm 3 đường, trong đó cánh quân 7 vạn người Hồ Tôn, Gia Cát Diên chỉ huy đánh vào Đông Hưng.
Gia Cát Khác nghe tin, bèn mang 4 vạn quân đi ngày đêm tới Đông Hưng cứu viện. Hồ Tôn lệnh cho quân sĩ làm cầu nổi vượt qua hồ, tiến gần vào đập, chia quân làm 2 đường. Gia Cát Khác cắt đặt Đinh Phụng cùng Lã Cứ, Lưu Tán đi trước. Đinh Phụng hành quân khẩn cấp đến chiếm cứ Từ Đường, nhân lúc Hồ Tôn trễ nải canh phòng vì trời đang tuyết, phát lệnh tấn công. Quân tiên phong của Tào Ngụy bị đánh tan tành, cùng lúc cánh quân Lã Cứ tiến đến trợ chiến, quân Ngụy đại bại, rơi xuống sông chết rất nhiều.
Quân Ngô đại thắng, giết hơn 1 vạn quân Ngụy và thu nhiều xe cộ, trâu ngựa. Gia Cát Khác nhờ thắng trận này được Tôn Lượng phong làm Dương đô hầu thống lĩnh toàn quân.
Sau trận thắng ở Đông Hưng, Gia Cát Khác có ý tự đắc coi thường mọi người. Đầu năm 253, ông lại muốn xuất quân đánh Ngụy. Các đại thần cho rằng với thực lực của Đông Ngô không nên ra quân, nhưng ông không nghe, phát hịch ra toàn dân chúng kêu gọi đánh Ngụy. Ông còn liên kết với phụ chính đại thần của Thục Hán là Khương Duy để cùng nhau tiến quân.
Tháng 3 năm 253, Gia Cát Khác khởi 20 vạn quân đi bắc tiến. Ông dự định đánh Hoài Nam, nhưng lại nghe theo lời bộ tướng, bèn chuyển qua đánh Tân Thành. Tướng Ngụy là Trương Đặc cố thủ, thành trì bền chắc, Gia Cát Khác đánh 1 tháng không hạ được. Trấn đông tướng quân Vô Khâu Kiệm và Thứ sử Dương châu là Văn Khâm của Tào Ngụy cũng giữ thế phòng thủ không giao tranh. Quân sĩ mệt mỏi, gặp thời tiết nắng nóng, bệnh dịch tiêu chảy tràn lan, dần dần số người mắc bệnh lên tới gần một nửa, nhiều người bị chết.
Gia Cát Khác tự thấy khó hạ được Tân Thành, rút về thì xấu hổ nên thường cáu bẳn. Tướng Chu Dị bất đồng ý kiến liền bị ông cách chức. Đô úy Thái Lâm nhiều lần hiến kế không được dùng cũng bỏ sang hàng Ngụy. Vô Khâu Kiệm và Văn Khâm biết tình hình quân Ngô bệnh dịch bèn phát lệnh tấn công. Quân Ngô thua trận, Gia Cát Khác buộc phải rút quân, trên đường về trúng mai phục của Văn Khâm ở Hợp Du, bị thiệt hại nặng.
Nhưng Gia Cát Khác không về nước ngay mà lưu lại ở Giang Chử 1 tháng, tới khi triều đình có lệnh mang quân về ông mới lên đường.
Tháng 8 năm 253, Gia Cát Khác về tới Kiến Nghiệp. Người trong hoàng tộc là Tôn Tuấn nhân lúc Gia Cát Khác mất lòng người bèn nảy ý định lật đổ ông để thay thế.
Tháng 10 năm 253, Tôn Tuấn bày mưu cùng vua Ngô mở tiệc rượu và mời Gia Cát Khác đến. Gia Cát Khác đeo kiếm vào điện và uống rượu. Uống được nửa chừng, Tôn Lượng đi ra, Tôn Tuấn cũng lấy cớ ra nhà tiêu, thay bộ quần áo ngắn rồi bất ngờ ra lệnh cho quân đao phủ vào bắt giết Gia Cát Khác theo chiếu lệnh. Năm đó ông 51 tuổi. Gia đình Gia Cát Khác bị tru di tam tộc.
Tháng chạp năm 252, Tào Ngụy nhân Tôn Quyền vừa mất, quyền thần Tư Mã Sư bèn khởi binh đánh Ngô, chia làm 3 đường, trong đó cánh quân 7 vạn người Hồ Tôn, Gia Cát Diên chỉ huy đánh vào Đông Hưng.
Gia Cát Khác nghe tin, bèn mang 4 vạn quân đi ngày đêm tới Đông Hưng cứu viện. Hồ Tôn lệnh cho quân sĩ làm cầu nổi vượt qua hồ, tiến gần vào đập, chia quân làm 2 đường. Gia Cát Khác cắt đặt Đinh Phụng cùng Lã Cứ, Lưu Tán đi trước. Đinh Phụng hành quân khẩn cấp đến chiếm cứ Từ Đường, nhân lúc Hồ Tôn trễ nải canh phòng vì trời đang tuyết, phát lệnh tấn công. Quân tiên phong của Tào Ngụy bị đánh tan tành, cùng lúc cánh quân Lã Cứ tiến đến trợ chiến, quân Ngụy đại bại, rơi xuống sông chết rất nhiều.
Quân Ngô đại thắng, giết hơn 1 vạn quân Ngụy và thu nhiều xe cộ, trâu ngựa. Gia Cát Khác nhờ thắng trận này được Tôn Lượng phong làm Dương đô hầu thống lĩnh toàn quân.
Sau trận thắng ở Đông Hưng, Gia Cát Khác có ý tự đắc coi thường mọi người. Đầu năm 253, ông lại muốn xuất quân đánh Ngụy. Các đại thần cho rằng với thực lực của Đông Ngô không nên ra quân, nhưng ông không nghe, phát hịch ra toàn dân chúng kêu gọi đánh Ngụy. Ông còn liên kết với phụ chính đại thần của Thục Hán là Khương Duy để cùng nhau tiến quân.
Tháng 3 năm 253, Gia Cát Khác khởi 20 vạn quân đi bắc tiến. Ông dự định đánh Hoài Nam, nhưng lại nghe theo lời bộ tướng, bèn chuyển qua đánh Tân Thành. Tướng Ngụy là Trương Đặc cố thủ, thành trì bền chắc, Gia Cát Khác đánh 1 tháng không hạ được. Trấn đông tướng quân Vô Khâu Kiệm và Thứ sử Dương châu là Văn Khâm của Tào Ngụy cũng giữ thế phòng thủ không giao tranh. Quân sĩ mệt mỏi, gặp thời tiết nắng nóng, bệnh dịch tiêu chảy tràn lan, dần dần số người mắc bệnh lên tới gần một nửa, nhiều người bị chết.
Gia Cát Khác tự thấy khó hạ được Tân Thành, rút về thì xấu hổ nên thường cáu bẳn. Tướng Chu Dị bất đồng ý kiến liền bị ông cách chức. Đô úy Thái Lâm nhiều lần hiến kế không được dùng cũng bỏ sang hàng Ngụy. Vô Khâu Kiệm và Văn Khâm biết tình hình quân Ngô bệnh dịch bèn phát lệnh tấn công. Quân Ngô thua trận, Gia Cát Khác buộc phải rút quân, trên đường về trúng mai phục của Văn Khâm ở Hợp Du, bị thiệt hại nặng.
Nhưng Gia Cát Khác không về nước ngay mà lưu lại ở Giang Chử 1 tháng, tới khi triều đình có lệnh mang quân về ông mới lên đường.
Tháng 8 năm 253, Gia Cát Khác về tới Kiến Nghiệp. Người trong hoàng tộc là Tôn Tuấn nhân lúc Gia Cát Khác mất lòng người bèn nảy ý định lật đổ ông để thay thế.
Tháng 10 năm 253, Tôn Tuấn bày mưu cùng vua Ngô mở tiệc rượu và mời Gia Cát Khác đến. Gia Cát Khác đeo kiếm vào điện và uống rượu. Uống được nửa chừng, Tôn Lượng đi ra, Tôn Tuấn cũng lấy cớ ra nhà tiêu, thay bộ quần áo ngắn rồi bất ngờ ra lệnh cho quân đao phủ vào bắt giết Gia Cát Khác theo chiếu lệnh. Năm đó ông 51 tuổi. Gia đình Gia Cát Khác bị tru di tam tộc.
Category
🎥
Phim ngắn